Hội
chứng ma sói hay người sói dễ dàng nhận thấy nhất bởi toàn bộ phần mặt
và cơ thể bị bao phủ bởi tóc. Những sợi tóc này có thể dài hơn 8 cm
tuy nhiên chúng không hề gây ngứa hay dị ứng da.
Bệnh này có thể là do sự lại giống xuất hiện bởi các gen tồn tại ở nhiều thế hệ trước không bị loại bỏ mà lặn dưới “sự che giấu” của ADN. Ngay cả khi những gen này không trội thì một sự đột biến cũng có thể tái kích hoạt chúng.
Sự lại giống thể hiện rõ nhất ở trường hợp trẻ sơ sinh mới chào đời mà
vẫn còn dấu vết của… đuôi, một số đặc điểm giống vượn, có móng vuốt
thay vì móng tay, móng chân bình thường hoặc có nhiều hơn một cặp vú…
2. Bệnh lão hóa
Bệnh lão hóa là một dạng rối loạn gen. Một đứa trẻ 10 tuổi mắc căn
bệnh quái ác này có thể sẽ trông như một ông già 80 tuổi. Cứ mỗi một
phút ADN của đứa trẻ thay đổi với tốc độ chóng mặt. Người bệnh thường
không thể sống quá 13 tuổi.
Cơ thể của những đứa trẻ mắc bệnh phải trải qua quá trình biến đổi
nhanh khủng khiếp, trong đó, bao gồm tất cả các hiện tượng, triệu chứng
và bệnh tật của mọi lứa tuổi như hói đầu, nếp nhăn, bệnh tim, chứng
loãng xương và chứng viêm khớp.
Người mắc bệnh này có đầy đủ các triệu chứng cụ thể như mặt nhỏ, xương
quai hàm hẹp và mũi bị vẹo. Trường hợp mắc bệnh này khá hiểm, trên
toàn thế giới chỉ có khoảng 48 người không may rơi vào số hiếm này.
3. Bệnh sưng dương vật
Chỉ 1% đàn ông trên toàn cầu bị mắc chứng bệnh Peyronie (sưng dương
vật), một dạng rối loạn mô tế bào tạo ra những cục u xơ trong dương vật
khiến cho dương vật luôn cương cứng và khó giao hợp.
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh kỳ lạ này vẫn chưa được tìm ra, nhưng bất
kỳ một nỗ lực nào nhằm khiến cho dương vật hết cương cứng đều dẫn đến
hậu quả khó lường; có thể là một cơn đau khủng khiếp, thậm chí khiến
cho tình trạng tồi tệ hơn rất nhiều. Hầu hết các trường hợp dẫn đến đau
đớn đều do việc cố bẻ cong dương vật trong quá trình giao hợp, đặc
biệt là khi “đối tác” đạt đỉnh.
Khoảng 30 % đàn ông mắc bệnh Peyronie đều có biểu hiện xơ hóa tại các
phần cơ thể khác như bàn tay hoặc bàn chân. Peyronie giống như một cái
bướu cứng hình thành ở phần trên hoặc phần dưới dương vật khiến cho
dương vật luôn trong tình trạng cương cứng hoặc như cương cứng.
Ban đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy như một sự kích thích ở phần dương
vật, sau càng ngày họ càng cảm thấy đau đớn hơn. Vào giai đoạn này, hầu
hết đàn ông mắc bệnh vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường nhưng
càng về sau dương vật càng bị biến dạng và bệnh nhân không thể kiếm
soát được tình trạng cương cứng.
4. Bệnh chân voi
Bệnh chân voi là loại bệnh do một loài khuẩn sống ký sinh trong cơ thể
người gây nên, có khả năng làm tắc các mạch bạch huyết. Các mạch máu
không được lưu thông khiến cho nhiều chất lỏng trong cơ thể bị ứ đọng
dẫn đến chứng phù nề ở cánh tay, chân, ngực và cơ quan sinh dục ngoài.
Hiện các nhà khoa học đã phát hiện ra 3 loài khuẩn là tác nhân gây ra
căn bệnh này và tên khoa học của chúng là: Wuchereria bancrofti (xuất
hiện tại châu Phi và Nam Mỹ), Brugia malayi và B. timori (châu Á). Hầu
hết chúng xâm nhập vào cơ thể người qua các vết cắn của muỗi.
Một phụ nữ châu Phi mắc bệnh chân voi một bên vú.
Trên toàn thế giới có 120 triệu người tập trung chủ yếu ở châu Phi
phải sống chung với căn bệnh chân voi này, trong số đó, 40 triệu người
có tình trạng sức khỏe tồi tệ.
Ấu trùng của loài vi khuẩn này xâm nhập vào đường máu từ nước bọt của
muỗi rồi nhanh chóng lan rộng ra khắp các mạch máu, sinh sống trong
nhiều năm, tạo ra các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh dạng ký sinh, còn
có dạng không sống ký sinh được gọi theo tên khoa học là podoconiosis.
Bệnh này thường gặp tại vùng núi trung Phi mà nguyên nhân chủ yếu là do
tiếp xúc thường xuyên với tro bụi từ núi lửa.
8. Bệnh khoái ăn… phân
Đây là một trong những căn bệnh rối loạn ăn uống, người mắc bệnh này
thích ăn phân hơn bất kỳ thứ nào khác. May mắn thay, bệnh này rất hiếm
gặp và thường xuất hiện ở một số ít bệnh nhân mắc chứng tâm thần phân
liệt, mất trí và suy thoái.
Việc ăn phân của người hay động vật đều có thể dẫn đến nhiễm trùng và
mắc các căn bệnh khác như viêm gan A, viêm gan E, viêm phổi, cúm cấp
tính, nhiễm khuẩn từ trứng giun và vi trùng. Người Ả-rập du cư thường
sử dụng phân tươi của lạc đà như một phương thuốc hiệu nghiệm chữa trị
bệnh kiết lỵ, ngăn không cho vi khuẩn từ các loại chất thải khác hoạt
động.
9. Hội chứng Lilliput
Thường được gọi dưới cái tên khá mỹ miều, Alice ở xứ sở diệu kỳ, đây
là loại bệnh thuộc về hệ thần kinh thị giác. Người mắc bệnh này thường
nhìn mọi vật xung quanh đều nhỏ hơn so với kích thước thật, có lúc rất
gần, có lúc lại rất xa. Một con chó hoặc một con mèo trong mắt những
bệnh nhân này chỉ nhỏ như… một con chuột lớn. Các nhà khoa học đã kết
luận rằng nguyên nhân không phải vì mắt mà vì việc giải mã thông tin
nhận được từ mắt của não bộ.
Bệnh này thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 10 tuổi và các bệnh nhân mắc
chứng tâm thần phân liệt. Nguyên nhân có thể là do tình trạng lo lắng
kéo dài, ít vận động, thiếu nhận thức.
10. Bệnh Blaschko
Là một loại bệnh cực kỳ hiếm do đột biến gen. Trên da người bệnh xuất
hiện những viền sọc không hề nối với hệ thần kinh, cơ bắp hay huyết
mạch. Thông thường những đường viền này có hình chữ "V" trên lưng và
chữ "S" trên cổ, bụng và các phần cơ thể bên dưới khác.
11. Hội chứng “tử thi đi tuần”
Hội chứng này gắn bó mật thiết với sự khủng hoảng hay suy thoái tinh
thần. Bệnh nhân cảm thấy họ mất hết tất cả mọi thứ: tài sản, thân thể
và thường xuyên nghĩ rằng họ đã chết và đang đi lại dưới hình hài của
một tử thi. Tình trạng bệnh nặng hơn khi bệnh nhân tự cảm thấy mùi thối
rữa và vi khuẩn đang đục khoét thân thể họ.
12. Mối nguy hiểm từ loài cá Vampire
Ở khu vực sông Amazon, điều khiến người ta kinh hoàng nhất không phải
là những con cá piranha ăn thịt sống hay cá điện mà là một loài cá dài
chưa đầy 17 cm, to chỉ 4-6 mm. Tên của loài cá đó là Vampire Catfish
(hay còn gọi là Candirú hoặc Canero). Loài cá này khá trong suốt cho
nên rất khó có thể nhìn thấy dưới nước.
Khi nghỉ ngơi, chúng thường chui xuống dưới đáy buồn nhưng khi chúng
đi “săn mồi”, chúng là những con cá nhanh nhạy nhất, sung sức nhất.
Loài cá Vampire Catfish sở hữu một hàm răng sắc nhọn, có thể tiêu diệt
cả những con cá lớn hơn nó nhiều lần chỉ bằng một vết cắn.
Điểm nguy hiểm nhất của loài cá này đối với loài người là chúng có khả
năng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các lỗ như âm đạo, trực
tràng, đường niệu… và chỉ phẫu thuật mới có thể lấy chúng ra khỏi cơ
thể người. Hiện các nhà khoa học chưa thể chứng minh khả năng chúng tấn
công con người như thế nào một khi chúng chui được vào cơ thể, chỉ
biết chắc chắn rằng chúng vẫn có thể sống khỏe mạnh… như khi chúng sống
trong lòng sông.
13. Bệnh tự ăn thịt mình
Bệnh tự ăn thịt mình hay còn gọi là hội chứng Lesch-Nyhan được mô tả
là những hành vi tự cắn, xẻo da thịt trên thân thể. 60 % bệnh nhân
Lesch-Nyhan bị buộc phải nhổ toàn bộ răng để ngăn không cho họ tự cắn
môi, má trong, lưỡi và một số bộ phận khác của cơ thể.
14. Hội chứng Apert
Hội chứng này xuất hiện là do sự biến đổi trong tinh dịch. Sự biến
chuyển này ngăn chặn sự phát triển của đầu óc, khiến các ngón chân và
ngón tay dính liền vào nhau và kích thích sự phân chia chuỗi tế bào
hình thành nên tinh dịch.
Cứ 70.000 trẻ thì có 1 trẻ bị mắc chứng Apert bẩm sinh. Sự thay đổi
AND xuất hiện trên một gen đơn lẻ trên nhiễm sắc thể 10 của đứa bé và
có liên quan mật thiết đến tuổi của người cha. Hội chứng này khiến cho
cơ thể đứa bé còi cọc và dẫn đến tình trạng thiếu phát triển sụn, theo
đó các cơ quan hoặc bộ phận cơ thể mềm vẫn phát triển bình thường nhưng
xương thì không hề phát triển.