Thử kể tên năm người bạn ở tuổi trưởng thành không dùng điện thoại di động. Không thể nào, đúng không? Chúng ta đã quen với việc sử dụng chúng - nhưng vẫn có những lo ngại về nguy cơ tim mạch tiềm ẩn từ sóng bức xạ điện thoại di động. Theo Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), họ đã mở cuộc điều tra xem có nên cập nhật thêm các chính sách và giới hạn trong việc tiếp xúc với trường điện từ của sóng vô tuyến điện thoại di động hay không.
Tỷ lệ hấp thụ của một chiếc điện thoại được đo bằng năng lượng tần số sóng vô tuyến (radiofrequency) hấp thụ vào cơ thể khi chiếc điện thoại được sử dụng. Giới hạn cho phép của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ hiện nay là 1,6 watt trên một kilogram, và tất cả các nhà sản xuất điện thoại di động bắt buộc phải tuân theo. Từ năm 1996, tiêu chuẩn này đã có hiệu lực - rất lâu trước khi điện thoại di động trở nên phổ biến.
Trang web của Ủy ban này đã ghi rõ: “Trong khi Ủy ban Truyền thông Liên bang thường xuyên giám sát các cuộc nghiên cứu với các chuyên gia trong lĩnh vực này, cũng như tự tin rằng hướng dẫn giới hạn về sóng vô tuyến là chuẩn mực trong các quy tắc, chính phủ cũng nên thường xuyên kiểm tra các điều luật và cách thực hiện của nhà sản xuất”.
Lúc này, bạn có thể cau mày và phân vân rằng: Chiếc điện thoại di động luôn mang cảnh báo về khoảng cách an toàn giữa điện thoại và cơ thể - và nó thường ít hơn một inche. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng nghe nó và để nó cách bạn một khoảng ngắn: Phần lớn chúng ta áp sát điện thoại vào tai hay đút túi quần (uh-oh) - làm tăng nguy cơ tiềm ẩn trong việc hấp thụ năng lượng sóng vô tuyến.
Vậy sự đồng thuận chung trong nghiên cứu tác hại của bức xạ điện thoại di động là gì? Vấn đề là ở đây: Thực sự vẫn chưa có tiếng nói chung nào cả. Trong khi một số nghiên cứu nói điện thoại không thực sự hại, những nghiên cứu khác lại nói có. Ví dụ, các phân tích số liệu từ một công ty điện thoại quốc tế, phát hành năm 2010, đưa ra các kết luận khác nhau trong việc liệu bức xạ điện thoại di động trong thời gian dài có bất kỳ liên hệ nào với nguy cơ hình thành glioma - một dạng khối u não, nhưng họ đã không đưa ra bất kỳ kết quả nào.
Năm 2011, một nhóm 31 nhà khoa học từ 14 nước đã gặp nhau tại cơ quan quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới về Nghiên cứu bệnh ung thư (IARC) để đánh giá tác hại về sức khỏe khi tiếp xúc trường điện từ của sóng vô tuyến. Vào cuối ngày, họ đã xác định trường điện từ sóng vô tuyến là “có thể gây ung thư cho con người”. Điều này có nghĩa rằng trong khi chưa kết luận cụ thể, những bằng chứng đã đủ mạnh để nói rằng có nguy cơ. “Vế “có thể” nghĩa là chúng ta chưa hẳn được an toàn bởi có những dấu hiệu của nguy hiểm, và hiện nay, nó chỉ chưa chắc chắn mà thôi”, khẳng định của tiến sĩ, giáo sư Jonathan Samet, giám đốc Viện Nghiên cứu sức khỏe quốc tế đại học Nam California, Mỹ.
Nhưng các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng họ cảm thấy chắc chắn điện thoại chính là nguyên nhân cho mối quan tâm: Henry Lai - giáo sư khoa công nghệ sinh học đại học Washington, đã nghiên cứu về bức xạ trong hơn ba thập niên. Ông nói rằng, trong khi một mối quan hệ nhân quả chưa thể hiện rõ ràng, “kết luận vẫn là có bằng chứng cho thấy chúng không an toàn – và đây lại là thứ chúng ta dùng hàng ngày”.
Chưa ai hoàn toàn chắc chắn về những tác hại lâu dài bởi điện thoại di động chưa được biết tới đủ lâu. (Một số khối u có thể mất trên ba thập niên để phát triển). Rất nhiều nghiên cứu cũng mắc lỗi – ví dụ, với thống kê tự báo cáo gần đây, người ta không nắm rõ tần suất sử dụng điện thoại của họ. Vì vậy, không may là sự đồng thuận rõ ràng nhất từ các chuyên gia đó là cần phải làm thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.
Lời kết: Bạn không phải từ bỏ hoàn toàn chiếc điện thoại di động, nhưng sẽ sáng suốt hơn khi thực hiện một số thói quen tự điều chỉnh – như đầu tư vào tai nghe và không ngủ với nó cạnh giường. Khi bạn nghe nhiều cảnh báo về chiếc điện thoại yêu quý, nó sẽ tốt hơn cho bạn để giữ mình an toàn hơn là nghe câu “rất tiếc, chúng tôi đã cố gắng hết sức”.
Download các game online mobile với nhiều độ phân giải màn hình khác nhau được cập nhật hàng ngày, các tin nhắn xếp hình lãng mạng