Disneyland 1972 Love the old s
Tin nhắn xếp hình
.Xtgem.com

Game online mobile

Thế Giới Giải Trí Trên Mobile Của Bạn

Truyện ma

Home » Truyện ma

Truyện Bóng ma đêm rằm
Truyện ma

Home » Truyện ma

Truyện ma:Bóng ma đêm rằm

"Liêm! Dậy đi! Tới nơi rồi!" - Đức Liêm giật mình choàng tỉnh, anh mỉm cười với người phụ xế thân quen trong lúc chiếc xe khách mười lăm chỗ ngồi vừa đỗ lại bên đường.

Mang túi đồ nặng trịch xuống để trước mặt Liêm, phụ xế vừa chờ lấy tiền vừa cười hỏi:

- Bữa nay là ngày nghỉ, mệt lắm sao mà ngủ khò vậy?

Đức Liên đưa tiền xong cười:

- Đêm qua thức đến sáng viết bài cho kịp gửi để hôm nay về đây xả hơi cho đầu óc thanh thản một chút.

- Vậy hả? Thôi, bye nghen!

Phụ xế vừa leo lên xe chưa kịp đóng cửa thì đã nghe tiếng Liêm dặn với theo:

- Nhớ ngày mốt ghé đón em về nghen!

- OK!

Chiếc xe khách quen thuộc vọt đi, Liêm mỉm cười nhìn theo rồi ngoắc một chiếc xe ôm. Từ lộ cái về đến nhà ngoại cũng mất khoảng bốn cây số nên Liêm phải đi xe ôm. Quê ngoại cách thành phố Hồ Chí Minh nơi Liêm làm việc chỉ có hơn trăm cây số nên thỉnh thoảng Đức Liêm vẫn về thăm ngoại và mẹ vào những dịp lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần. Mỗi lần về lại nơi đây, Đức Liêm thấy rất thoải mái. Có lẽ vì tâm hồn bình dị nên anh yêu sông nước trái cây và khung cảnh êm đềm hơn là những ngọn đèn xanh đỏ và không khí xô bồ trên thành phố, nhưng vì làm trên ấy thì có nhiều cơ hội tiến thân nên Liêm đành xa quê nhà. Liêm nhớ hôm Khỉa giã từ mình để về quê, Khải cũng nói như vậy. Cùng làm chung một tòa soạn, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên Khải đã chuyển về làm đâu như gần miệt này. Chia tay đã nhiều tháng nay nhưng hai người chưa có dịp liên lạc nhau.

Cha Liêm mất sau khi anh trai Liêm lập gia đình và ra ở riêng được một năm. Từ khi Liêm về thành phố làm việc, nhà chỉ còn ngoại và mẹ. Ngoại đã trên 7 mươi, còn mẹ Liêm cũng xấp xỉ năm mươi nhưng bà còn trẻ và khỏe lắm. Cái đáng nói là cả hai không vướng vào một chứng bệnh nan y nào. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất đối với con cái.

- Dừng lại! Dừng lại đây chú ơi!

mãi nghĩ ngợi mà xe đến nơi Liêm mới giật mình nhận ra. Không nói cũng biết bà và mẹ mừng cỡ nào khi thấy Liêm quảy túi vào nhà:

- Trời ơi! Con mua chi mà nhiều dữ vậy con?

- Có gì nhiều đâu ngoại, để dành cho ngoại và mẹ ăn dần khi con chưa về...

Đức Liêm nói đùa và cười rất dễ thương khiến lòng già cảm thấy ấm áp lạ thường! Đêm đó Liêm nằm trên võng ở phòng ngoài nói chuyện với bà và mẹ mà ngủ lúc nào không hay. Bà ngoại thấy cháy ngủ say bảo nhỏ với mẹ Liêm:

- Thôi, con để cây quạt máy cho nó kẻo muỗi cắn. Để cho nó ngủ chừng nào thức giấc thì vô mùng cũng không sao.

Bóng ma cụt đầu xuất hiện giữa đêm rằm

Đức Liêm ngủ một giấc ngon lành thì giật mình dậy, xem đồng hồ thấy đã hơn ba giờ khuya. Dường như giấc ngủ trên xe và từ đầu hôm đến giờ đã đủ nên Liêm thấy mình tỉnh rụi. Chợt nhớ hôm nay là ngày rằm nên tự nhiên Liêm muốn ra ngoài chơi với chị Hằng, anh mở cửa bước ra sân ngước nhìn lên bầu trời. Gió đêm mát rượi thoảng đưa hương hoa dạ lý và hoa quế trong vườn đến bên Liêm, anh nhắm mắt khoan khoái hít một hơi dài... À, mình quên đêm nay là đêm rằm! "... Bao tháng năm rồi người nhớ không/ Nguyệt Quế đêm rằm đã trổ bông/ Hương xưa ngây ngất ngùi ngùi nhớ/ Dáng hình năm ấy ngẩn ngơ trông ..."!

Đức Liêm không nhớ tác giả là ai, chỉ nhớ mấy câu thơ vì anh cùng chung một ý thích mùi hương dịu ngọt của hoa quế. Đức Liêm ngẫu hứng ngâm xong mấy câu thơ rồi mỉm cười một mình, nghe tâm hồn sảng khoái một cách lạ thường!

Sau phút thoải mái ngất ngây vì mùi hương dịu ngọt của loài hoa mà mình thích, Đức Liêm chợt giật mình cố mở to mắt... "Trời ơi! Sao lại như vậy?..." Anh rên rỉ và không tin ở mắt mình! Nhưng trời hỡi! ... Rõ ràng trong ánh sáng của vầng trăng rằm, ngay bên kia cái xẻo nhỏ lờ mờ hiện ra một bóng trắng không có... cái đầu! Bóng trắng từ từ rõ dần dưới ánh trăng! Nó hướng về phía Liêm, anh nhìn thấy một tay nó ôm cái đầu có mái tóc dài còn bê bết máu... máu thấm ướt cả tay áo và một phần chiếc áo thụng nó đang mặc. Đức Liêm biết đó là máu vì dười ánh trăng màu đỏ tươi của nó nổi bật trên nền áo vải trắng tinh. Và... bóng trắng từ từ đưa tay kia lên vẫy vẫy... dường như nó muốn cầu cứu Liêm một điều gì đó!...

Vốn không phải là người sợ ma nhưng Liêm cũng thấy rờn rợn nơi sống lưng trước hiện tượng dị thường đó. Anh nhắm mắt lắc mạnh đầu rồi thở hắt ra như cố xua đi hình bóng ma quái trước mắt. Kỳ lạ thay! Như đoán được ý nghĩ của anh, bóng ma từ từ biến mất trong khoảng trời đêm yên tĩnh. Đâu đây có tiếng xào xạc của đám lá cây cựa mình theo con gió!...Thức dậy tập thể dục và ăn bữa sáng xong, Liêm xin phép bà và mẹ đi thăm một vài người bạn nối khố thời thơ ấu vẫn ở lại quê sinh sống. Gặp bạn mừng rỡ, hỏi thăm đủ thứ chuyện trên đời nhưng tuyệt nhiên Liêm không nhắc gì đến những chuyện đêm qua mình đã chứng kiếm. Nhưng trước khi về nhà, Liêm tò mò đi qua chỗ hôm qua mình thấy bóng ma đẻ nhìn cho kỹ hơn quang cảnh nơi đây. Đó là một mảnh đất rộng mới nhìn giống như khu đất hoang vì cây cối gạch đá nằm lổn ngổn, dường như người ta đang đập nhà cửa nhưng chưa xong thì bỏ dở, có một góc nhà với một mảng tường lở thật khó coi.

Nói là "giống như khu đất hoang" vì nếu như đêm hôm mà bọn tội phạm có chích choát hoặc làm gì mờ ám ở đó cũng không ai nhìn thấy, vì nhà cửa của thiên hạ chung quanh thì xa xa mới thấy thấp thoáng có mọt cáu trong đám cây cối chung quanh. Trên mảnh đất có một vài cây ăn quả đứng sừng sững cành lá trơ trọi vì bị đám trẻ con phá phách hoặc vì không được ai chăm sóc. Và biết đâu nơi đây đang ẩn chứa một điều gì đó liên quan đến bóng ma cụt đầu mà Liêm đã nhìn thấy? Anh mang ý nghĩ ấy theo mình về nhà.

Về quê ngoại, đó là những phút giây thư giãn mà Liêm muốn bỏ lại thành phố tất cả những bộn bề của công việc. Anh thích nhất là treo mình tòn teng trreen chiếc võng dưới tàng cây Sê-ri ngoài sân, khoan khoái đón nhận những làn gió mát trong và mùi hương dịu ngọt từ những chậu hoa quế trong vườn. Nhiều bài thơ đã được ra đời trên chiếc võng dưới tàng lá cây Sê-ri mát mẻ này. Liêm thích sống yên ả nơi đây nhưng vì công việc, anh phải đành rời xa "Chùm khế ngọt" của mình để lăn thân vào nơi phồn hoa đô hội đầy những dối gian cạm bẫy.

Suốt ngày hôm đó, tuy bên ngoài Liêm vẫn bình thường nhưng trong lòng anh không lúc nào quên được hình ảnh tội nghiệp của bóng ma người con gái không đầu, mà dường nhue là giữa anh và cô gái bất hạnh có một mối dây liên hệ nào hay sao ấy!

Đêm thứ 2 là đêm cuối cùng ở đây, sáng ngày hôm sau Liêm phải lên xe về Sài Gòn làm việc. Tuy anh cũng có thể chạy xe về đây nhưng anh thích ngồi trên chiếc xe thân quen ấy hơn vì nó thoải mái. Thường thì buổi sáng tám giờ là xe chạy ngang qua chỗ rẽ vào đường về nhà Liêm trên quốc lộ, vì thế mà anh mới dặn xe ngày mốt nhớ đón anh về. Và lần nào về thăm ngoại và mẹ thì y như rằng Liêm "Ăn gian" thêm một buổi làm việc ở tòa soanjm vì thế anh mới tranh thủ viết bài gửi mail cho xong mới lên đường về quê.

Đêm nay Đức Liêm không đi ngủ sớm mà còn ngồi uống cà phê chuyện trò với thằng bạn trên bộ bàn ghế ngoài sân. Quậy tách cà phê cho tan đường, Liêm đẩy sang phía bạn:

- Nè mầy Lân, uống đi! Xem tao pha có ngon không. Chừng nào mầy cưới Thảo nhớ gọi điện tao về nghen. Quên thì mất phần ráng chịu đó.

Lân cười hiền:

- Mầy nói nghe mắc cười. Tụi mình giống như anh em ruột một nhà rồi. Quên sao được mà quên. Tao mà quên thì làm sao sống nổi với bà Thảo chứ.

Liêm phì cười:

- Ê thằng khỉ gió! Chưa chi đã kêu con người ta bằng bà rồi. Nghe già quá vậy cha nội.

- Ừ kêu lần vậy là vừa. Ê! Mầy nhớ hồi bọn mình còn nhỏ xíu không? Thảo là đữa mè nheo nhất, động một chút là khóc.

- Như vậy mai mốt mới mệt.

- Ê không có à nghen! Bây giờ người năn nỉ không phải là tao mà là ẻm đó.

- Trời! Chảnh thấy sợ. Thôi, uống cà phê đi! Nguôị hết trơn rồi kìa.

Đức Liêm đưa mắt nhìn đám bông bụp ngoài hàng rào, màu đỏ của nó ẩn hiện trong ánh sáng của vầng trăng mười sáu tròn đầy. Đức Liêm mỉm cười... hình ảnh một đám con nít chơi trò đám cưới thật dễ thương chợt ùa về... Ngày đó Đức Liêm làm phù rể phải đi háu cả chục đóa bông bụp đỏ tươi mà người ta còn gọi là bông lồng đèn, rồi mang về kết lại thành một chùm cho chú rể đi hỏi cưới cô dâu. Lân khi đó đáng vai chú rể, còn Thảo thì làm cô dâu e ấp nhận hoa từ tay chú rể. Bộ diệu của cô dâu hồi ấy làm bộ lúng túng thấy mắc cười quá... cả bọn con trai hùa vào nhau cười khiến Thảo đỏ cả mặt y như cô dâu thiệt đang mắc cỡ. Gần hai chục năm qua rồi, ai ngờ hôm nay tụi nó chuản bị cưới thật. Đức Liêm cười hỏi Lân:

- Ê Lân! Mầy nhớ mấy cái bông lồng đèn kia không?

Tự nhiên nghe thằng bạn hỏi bất ngờ quá, Lân tròn mắt:

- Cái thằng này, đang ngồi uống cà phê tự nhiên hỏi một câu trớt quớt, trả lời được mới lạ!

Liêm lại cười:

- Mầy mới ngộ ak nghen! Tao hỏi là có ý nghĩa lắm chứsao lại trơt quớt được? Không rảnh hỏi chuyện trớt quớt đâu mầy.

- Ê, mầy làm tao nhức đầu quá! Nói đại tao nghe đi! Bông lồng đèn có gì mà nhớ.

- Thằng này vô tâm ghê, vậy cũng bày đặt chuẩn bị làm chú rể. Ê! Chừng nào cưới Thảo mầy đừng có bắt tao đi kiếm hái bông lồng đèn về làm quà cho cô dâu nghen...

Câu nói đùa của Liêm khiến Lân nhíu mày ngập ngừng, rồi... như chợt nhớ ra, Lân phát vào vai Liêm một cái:

- Ah... Nhớ rồi thằng ông nội! Mày chuẩn bị tinh thần đi! Kỳ này tao không nhờ mầy hái một chục mà là một tỉ cái vì... bầy giờ là thiệt chứ không có giả bộ nữa à nghen.

- Ừ, mày dám cài lại thứ đó không? Mầy dám thì tao cũng ráng hy sinh cái thân già này kiếm đủ cho mầy liền. Bất qus quậy nát cái tỉnh này là đủ chớ gì!

Lân cười ha hả chọc bạn:

- Ê, thằng này méo mó nghề nghiệp hổi nào mà nói nghe hay quá vậy?...

Và họ cùng cười vui bên nhau thật thoải mái. Tiễn Lân ra ngoài ngõ trờ vào dọn dẹp bình tách xong, Đức Liêm nhìn đồng hồ đã thấy hơn mười giờ đêm. "Không biết đêm nay mình có thấy... không nữa?" Anh tự hỏi như thế vì tất nhiên là không làm sao quên được chuyện đêm qua.

Dường như đẻ trả lời cho Liêm, bóng ma không đàu lại xuất hiện bên kia con xẻo như đêm qua. Và đêm nay cũng với hình dạng cũ, nó cũng đưa tay vẫy vẫy như muốn cầu cứu anh một điều gì đó!... Lần này Liêm có cảm giác nao nao trong dạ như đang phải chứng kiếm một chuyện gì đó xót xa lắm...! Rồi bóng ma lại biến mất trong trời đêm, để lại cho Liêm một nỗi buồn không biết từ đâu bỗng dưng len vào xâm chiếm tâm hồn anh. Đức Liêm đứng tần ngần một lúc lâu mới trở vào nhà đóng cửa, ngoại và mẹ anh đã ngủ từ lúc nào.

Sáng ra, cả nhà thứ sớm như mọi hôm. Biết sáng nay con trai trở về Sài Gòn nên mẹ Liêm nầu cơm thật sớm. Còn Liêm thì nhất định trước khi về Sài Gòn, anh phải hỏi mẹ về khu đất bên kia con xẻo. Mời ngoại và mẹ ăn cơm xong. Liêm vào đề ngay:

- Mẹ ơi! Mảnh đất bên kia xẻo ngang nhà mình sao người ta không dọn dẹp hay cất nhà mà để chi lùm xùm ngổn ngang gạch đá vậy hả mẹ?

Mẹ Liêm nghe con hỏi như vậy tưởng con trai thấy đất trống nên hỏi vậy thôi, bà vô tư trả lời con:

- Bên đó lâu nay vẫn vậy đó con, nhưng cũng chẳng thấy ai quan tâm dọn dẹp gì cả, riết rồi thành như đất hoang, mà vì nó có chủ nên cũng chẳng ai dòm ngó chi cho nó mệt. Ở đây đất rộng người thưa, con ở trên Sài Gòn nhà cửa đông đúc nên con hỏi vậy chứ ở nơi như vầy, đó là chuyện bình thường mà con.

- Vậy người nào sở hữu miếng đất đó có ở gần đây không mẹ?

- Mẹ nghe nói gia đình nhà đó ở đâu ngoài lộ cái. Họ mua miếng đất hình như định cất nhà hay làm gì mẹ cũng chẳng tìm hiểu để làm gì chuyện thiên hạ. Chỉ thấy họ đập bỏ cái nhà chưa xong gì thì lo mắc ông chuyện gì đó rồi đê quên luôn, nghĩ cũng ngộ chứ. ủa? Mà sao khi không con lại hỏi chuyện đó làm gì? Bộ tính mua lại để cất nhà hả?

Mẹ Liêm vừa hỏi vừa cười, Liêm biết mẹ chọc mình nên cũng cười rồi không hỏi gì nữa, nhưng tâm trí anh vẫn cứ vương vấn mãi hình ảnh của người con gái bất hạnh ấy.

Anh không hiểu vì sao cô ta lại bị chết thảm như vậy, và cô có ý gì khu cho anh thấy với hỉnh ảnh vẫy tay như thể ra hiệu cầu cứu anh giúp cô một điều gì đó. "À, thì ra là miếng đất gần như bị bỏ hoang, mình đã nghĩ đúng. Nhưng nếu thế thì nơi đó phải có cái gì liên quan đến bóng người con gái ấy. Biết đâu ...! Nhưng mà trời ơi! Nếu như cô muốn nhờ tôi cái gì thì cho tôi biết đi/1 Sao lại cứ như vậy khiếm cho tôi cứ hoang mang hoài thì về Sài Gòn tâm trí đâu mà viết lách nữa chứ?..." Bỗng dưng Liêm cảm thấy khó chịu quá! Anh lẩm bảm trách cô gái như vậy khiến mẹ Liêm lấy làm lạ:

- Ủa con đang nói chuyện với ai vậy?

Liêm giật mình nhìn mẹ cười:

- Dạ, đâu có ai. Con chợt nhớ một lời thoại trong mẩu truyện con đang viết ấy mà.

bà ngoai nãy giờ nín thinh, chợt lên tiếng:

- Nè! Bữa nay là con về trên đó hả?

Đọt nhiên Liêm đưa ra quyết đinh như có người xúi giục:

- Không ngoại. Con còn công chuyện với thằng bạn ngoài lộ cái nên ở lại thêm mấy ngày nữa mới về được.

Thế rồi Liêm tự động gọi xe hẹn lại ngày về, gọi cho chỗ làm xin nghỉ thêm mấy ngày rồi cuối cùng tìm trong sổ địa chỉ, số điện thoại của Khải.Một toan tính không hiệu quả

Gia đình ông bà hai Thà thuộc về hàng khá giả, họ có hai con trai nay đã trưởng thành. Thông hai mươi chín và Khải được hau mươi bảy tuổi. Khải thua anh có hai tuổi nhưng là một người chững chạc, học hành đàng hoàng, làm việc nghiêm túc và là một đứa con có hiếu. Còn Thông, tuy làm anh nhưng là một đứa hư hỏng, từ nhỏ đã tỏ ra cứng đầu không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ. Khhi lớn lên thì biếng nhác, chẳng lo học hành chỉ lo quấy phá lêu lổng tối ngày. Cha mẹ nói năng dạy dỗ cách gì vẫn không nghe.

Nem học lớp tám, Thông đã không đủ điểm phải ở lại lớp mà hạnh kiểm cũng quá kém. Và như thế là hết năm đó cu cậu vẫn lưu ban. Và thế là nhập học không đầy hai tháng sau, Thông nhà ta chịu hết xiết nên... bỏ cuộc. Bắt đầu từ đó không ai quản lý được Thông, trong khi Khải lại là đứa trẻ thông minh, học giỏi và rất ngoan.

Gia đình chỉ có hai đứa con trai, nhưng Thông lại làm cho mẹ cha đêm ngày lo lắng mất ăn mất ngủ. Vì vậy khi Khải tốt nghiệp đại học rồi đi làm, thì thằng anh vẫn cứ miệt mài với đám bạn hư hỏng. Ông bà Hai Thà không biết làm thế nào để kéo con trai về đường ngay nẻo phải. Một hôm sau bữa cơm chiề, hai ông bà ngồi hóng gió ngoài sân. Ông như chợt nhớ ra:

- Này bà! Mình không thể nào cứ để cho thằng Thông lêu bêu như vậy mãi nguy lắm. Già đầu rồi mà không nên thân gì hết. Tôi cũng không biết hiện giờ chính xác là nó đang làm cái giống gì. Hay là mình lo cưới vợ cho nó, có vợ không chừng nó sẽ tu chỉnh lại.

Bà thấy ông có lý nên gật đầu đồng ý. Ông tiếp tục ý định của mình:

- Tôi sẽ hỏi thăm ở miệt trong xem có chỗ nào không? Nếu có miếng đất nào lớn hơn một chút, có nhà sẵn hay không không thành vấn đề. Nếu có sẵn tôi cũng đập bỏ để cất cái nhà theo ý của tôi. Còn bà thì cũng phải để ý kiếm một đứa biết lo làm ăn, lanh lợi một chút mới có thể lèo lái gia đình và khiến chồng nó nghe lời lo tu tỉnh lại. Bà thấy thế nào?

- Ông tính như vậy là được quá rồi. Ừ, ông lo vụ đất đai đi, tôi sẽ để ý lo vụ kia cho.

Thế là hai ông bà bắt đầu xúc tiến theo như những gì đã hoạch định. Ông Hai Thà được người quen giới thiệu một chỗ có đất có nhà, nhưng đất thì rộng mà nhà thì lại quá xập xệ. Dường như chủ nhân của nó không đủ điều kiện tu chỉnh nhưng đó không phải là vấn đề quan trọng vì dù sao ông cũng cất lại nhà theo ý mình.

Lẽ ra kế hoạch là lo chỉnh tu cho thằng con trai lớn, nhưng vì ý thức về trách nhiệm bản thân của thằng con còn quá kém nên ông quyết định đứng tên làm chủ từ đất đai cho đến nhà cửa sau này. Trong thâm tâm ông sẽ chờ, khi nào con ông trở thành người chững chạc đàng hoàng, ông sẽ sang tên cho "vợ chồng nó" thì cũng chưa muộn.

Khỏi nói cũng biết Thông nhà ta rất bằng lòng sự lựa chọn của "ông già" khi thấy quang cảnh nhà cửa cây cối chung quanh. Nhưng hai sự hài lòng giữa cha con có điều khác biệt mà nếu nhạy cảm, người ta sẽ dễ dàng nhận ra. Và đó là một thất bại đầu tiên của ông Hai Thà đối với thằng con lớn hư hỏng mà ông không ngờ tới.

Vợ chồng Hai Thà bước đầu đã cảm thấy phấn khởi vì mua được chỗ này với một giá hời bởi chủ nhân của nó đang gặp chuyện xui rủi đam ra túng quẫ. Ông không ép nhưng vì họ cần tiền quá muốn bán ngay nên nói giá hơi rẻ một chút. Tính tình ông hai Thà thật đúng với cái tên mà cha mẹ ông đã đặt, vì vậy dù biết chủ nhà đang lâm cơn hoạn nạn, có thể trả giá xuống nữa họ vẫn buộc lòng ưng thuận nhưng ông không thể làm được nên bằng lòng ngay không trả lên trả xuống gì cả. Thế nhưng khi Hai Thà vừa cho người đập bỏ căn nhà để chuẩn bị xây mới, gạch đá còn đang nằm phơi mình ngổn ngang trên mảnh đất thì tin dữ đã bay tới! Thông và một tên đồng bọn đã bị bắt vì mới gây án!...

Mấy ngày nay Thông tỏ ra có tiến bộ khiến ông bà Hai mừng thầm trong bụng. Buổi sáng trước khi đi làm, Hai Thà còn dặn con:

- Bữa nay nhớ tới mấy chỗ ba dặn đó xon thử nghe con! Cực mấy cũng phải ráng rồi quen dần, đừng có nản chí, ráng mà làm ăn đàng hoàng với người ta, tối ngày cứ rong rong lo ba cái chuyện mánh múng là không xong đâu nghen.

Ông Thà yên lòng xách cặp đi làm khi nghe thằng con dạ một tiếng nhẹ hửng rồi sửa soạn thay quần áo. Thế nhưng chỉ mươi phút sau khi ông Thà đi khỏi thì thằng Tiến đã xuất hiện. Vừa nghe tiếng xe thằng Tiến đến, Thông vừa ngồi lên phía sau yên xe là Tiến rồ ga vọt đi. Bà Hai chép miệng lắc đầu:

- Rồi. Điệu này bó tay nữa rồi. Bỏ xe ở nhà theo mấy thằng bạn đó thì đừng có nói là đi xin việc. Chẳng biết nó đang làm cái giống gì nữa đây.

Tiến chạy hết ga đưa Thông đến trước một ngân hàng bên kia chợ, dừng xe ngồi chờ cách cửa chính một khoảng. Thông đi vào tận quầy với vẻ tự tin của một khách hàng. Theo như đã bàn bạc kỹ, Tiến ngồi chờ Thông vào trong rảo một vòng, nhiên cứu xem vị khách nào - nếu là nữ thì càng tốt - có vẻ như đang làm hồ sơ rút một số tiền lớn thì ghi nhơ mặt mũi - nhất là mày áo và vóc dáng - rồi chờ khi họ vừa xong việc ông tiền đi ra, Thông giật nhanh tuuis tiền rồi co giò chạy... Tiếns sẵn sàng nổ máy khi Thông nhảy lên xe và vọt liền bỏ lại đằng sau tiếng la thất thanh : "Cướp! Cướp! Bớ người ta... Cướp!..." Thế nhưng... ! Tiến chưa kịp vọt xe đi thì bất ngờ bị một cú đấm như trời giáng vào mặt, cùng lúc Thông cũng bị y như thế. Và... nhanh như chớp, hai tên đã bị các chiến sỹ trong đội SBC khóa trái tay ra sau lưng. Cả người và xe được đưa đi sau khi hoàn trả túi xách lại cho khổ chủ.

Ông bà Hai Thà đau thắ ruột gan khi biết rõ những chuyện động trời xảy ra trước đến giờ mà con mình là thủ phạm. Ông Hai buồn rầu, quá thất vọng vì thằng con, không chịu nổi nữa nên đã ngã bệnh, chẳng còn hới sức để lo tiếp chuyện cho đứa con hư hỏng. Còn bà lẽ ra đã ngã quị, nhưng thấy ông như vậy nên và cứ tự dặn lòng là phải cố gắng để còn lo cho ông, lo cho nhà cửa và Khải là chỗ dựa tinh thần lớn nhất cho bà, là niềm tự hào của bà. Mọi dự tính thế là bị bỏ dở dang, cuối cùng thì Khải phải xin nghỉ làm trên thành phố và về đầu quân tại tòa soạn báo của tỉnh nhà để cùng mẹ chăm sóc cho cha.

Ngựa quen đường cũ

Có một điều ông bà Hai Thà và Khải không thể ngờ tới là sau khi ra tù, tuy bề ngoài có vẻ như Thông cũng có quyết tâm trở về nẻo chánh cho mọi người không quan tâm, nhưng thật ra Thông thỉnh thoảng vẫn không từ bỏ nổi những việc kiếm tiền một cách chớp nhoáng như trước kia anh vẫn làm. Người đời có câu "Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt" hay "Ngựa quen đường cũ" hoặc "Giang san khó đổi, bản tính khó dời" để chỉ những người như Thông.

Ông Hai Thà cảm thấy tuổi già được an ủi đôi chút, vì từ khi Thông hội nhập trở lại với cộng đồng xã hội, họ thấy Thông chăm chỉ làm ăn bằng cách xin đi làm hồ cho những công trình nên cũng yên tâm phần nào. Bởi chỉ làm lao động phổ thông ăn lương theo công trình và ngày làm việc nên cũng không cần nhất thiết phải nộp hồ sơ lý lịch chi cho rườm rà, chỉ ghi tên theo chứng minh nhân dân là được. Hết công trình muốn làm tiếp công trình khác thì làm, còn không thì nghỉ và họ lại mướn người khác vì người làm thì không thiếu.

Bản chất Thông ban giờ cũng vậy, anh ta cứ lầm lầm lì lì không thích nói chuyện với ai nhưng trúng mánh thì quán nhậu nhẹt là chuyện cơm bữa.... Vì công việc đòi hỏi có lúc phải xa nhà, vậy nên gia dinhd cũng không quản lý được chuyện đi hay ở của Thông. Và tất nhiên chuyện Thông đi làm ăn nghiêm túc hay... lại làm chuyện gì mờ ám khác nữa khi ở xa gia đình thì đố ai mà biết được! Chỉ thấy là có vẻ như Thông biết tu chỉnh và lo làm ăn. Tối ngày anh ta cứ đeo cái túi đồ trên vai, trong đó dĩ nhiên là một bộ quần áo cũ dành thay ra để khiêng gạch đá cát vữa, còn lại thì có cái giống gì trong đó cũng không ai biết, nhưng vì Thông đi làm hồ nên mọi người cứ nghĩ đó là những dụng cụ nghề nghiệp của anh ta mà thôi.

Mấy ngày nay dường như công trình của Thông làm ở gần nhà hay sao mà cứ thấy anh đi đi về về bất kể giờ giấc. Chiều nay từ công trình về, Thông không ăn cơm mà tắm rửa rồi sửa soạn đi tiếp. Lúc Khỉ đi làm về thì Thông đã biến từ lâu nhưng Khải lại thấy xe Thông ở nhà nên hỏi mẹ:

- Anh Thông đi đâu mà để xe ở nhà vậy mẹ?

- Nó không nói, mẹ có biết đâu! Chỉ nghe tiếng xe máy nổ trước của là... nó đã vọt ra...

- Có thằng bạn tới rước nó đi rồi. Thôi, con vô thay quần áo đi rồi ăn cơm kẻo tối.

Ông hai Thà buồn buồn khi nói như vậy, vì lúc này ông đang nằm nghỉ trên chiếc võng ngoài hiên nhà. Nghe cha nói, tự nhiên Khải chợt thấy một nỗi buồn không biết từ đâu xâm chiếm tâm hồn mình. Anh dạ đáp lời cha rồi lẳng lặng đi vào trong.

Lún sâu vào tội ác

Tiến - đúng, không ai ngờ vẫn là Tiến - đưa Thông đến một quán ăn, Thông đưa cái túi đồ cho Tiến dặn nhỏ:

- Có đồ chơi trong đó rồi. Mầy kiếm gì ăn đi , đúng một tiếng sau mày tới đó trước chờ tao nghen. Nhớ chỗ hôm qua tao chỉ chưa?

Tiến vừa đeo cái túi lên vai vừa gật:

- Ừ, tao nhớ rồi. Mầy vô trong chờ đi.

Thông lửng thửng đi vô quán ngồi nhìn ra cửa chờ. Không đầy mười phút sau, Thông đứng bật dậy bước ra bên một cô gái khi thoáng thấy bóng cô bên ngoài:

- Chào Liễu! Bộ em gửi xe rồi hả?

Nhìn thấy nụ cười của Thông, cô gái dường như dạn dĩ hơn:

- Dạ, em gửi rồi. Em đang lo ngại, nhỡ phải vô quán một mình thì kỳ chết.

Thông nịnh:

- Trời! C
Trang: [1],2 [>]
Đến trang:

Thống kê truy cập

online tren wap
Hôm nay:15
Tổng số:162900
Copyright(c) Huỳnh Lâm

Email: lamhien863@gmail.com

Download các game online mobile với nhiều độ phân giải màn hình khác nhau được cập nhật hàng ngày, các tin nhắn xếp hình lãng mạng